Hãy theo chân TopChuan xem lại những bộ phim vô cùng hấp dẫn với sự tham gia của những diễn viên gạo cội trong làng giải trí Việt Nam như: cánh đồng hoang, bao giờ cho đến tháng mười hay cảnh sát hình sự…Những bộ phim nói về tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người, tình anh em này sẽ còn sống mãi trong lòng khán giả Việt Nam.
Phía trước là bầu trời
Phía trước là bầu trời là bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, ra mắt lần đầu năm 2001. Nhân vật chính trong phim là Nguyệt, Thương, Nhung, ba cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp đại học phải chật vật đi xin việc. Những bộ hồ sơ được rải đi khắp nơi mà không được, cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền khiến cho 3 cô gái lâm vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhờ nỗ lực của mình 3 cô gái cũng có được những công việc ổn định mà mình mong muốn. Trong xóm trọ nhỏ đó còn có những bạn mới trở thành tân sinh viên vô âu vô lo. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng tình cảm của những bạn sinh viên dành cho nhau thật đáng quý biết bao. Bộ phim rất gần gũi và chân thực với chúng ta khiến nó dễ dàng đi vào lòng khán giả.
Của để dành
Của để dành là bộ phim ra mắt năm 2000 đã làm lên tên tuổi của đạo diễn Đỗ Thanh Hải được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Nội dung của bộ phim nói về gia đình bà Vi và 3 đứa con đã trưởng thành là Thanh, Tiến và Thư. Bà Vi đau ốm liên miên cần người chăm sóc nhưng cả 3 người con đều vô cùng bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho bà nên họ đã thuê người giúp việc. Quá buồn lòng về cách cư xử của 3 người con bà đã bỏ đi. Nhận ra những lỗi sai của mình và biết được tầm quan trọng của mẹ, họ đã tìm mọi cách đón bà trở về. Bộ phim nói về tình mẫu tử, tấm lòng của người mẹ dành cho những đứa con của mình. Bộ phim có sự tham gia của NSUT Hoàng Yến(bà Vi), Anh Tú(Thanh), Thu Hường(Thư), Hồng Tuấn(Tiến) cùng nhiều diễn viên khác.
Cánh đồng hoang
Là bộ phim chiến tranh hay nhất của Việt Nam được đạo diễn bởi Nguyễn Hồng Sến. Bộ phim lấy bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày xảy ra chiến tranh nói về vợ chồng nhà Ba Đô cùng đứa con nhỏ sống trong cái chòi ở giữa sông được giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Khi Ba Đô bị trực thăng của lính Mỹ bắn trúng thì vợ của anh đã truy đuổi theo và bắn rơi chiếc máy bay. Nội dung phim nói về cuộc sống khó khăn khổ cực của người dân trong chiến tranh, tình vợ chồng hòa thuận yêu thương chan chứa đã lấy đi nước mắt của khán giả và còn ghi đậm dấu ấn tới tận ngày nay.
Bảy ngày làm vợ
Năm 2004, lần đầu tiên phim bảy ngày làm vợ của đạo diễn Đỗ Nhật Minh ra mắt khán giả đã nhận được rất nhiều ưu ái và được coi là một trong những bộ phim hay nhất Việt Nam. Đây là bộ phim mang tính hài hước nhưng lại có giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng. Nội dung phim nói về ông chồng đi làm lương cao với cô vợ chỉ ở nhà làm nội trợ nhưng lại suốt ngày hách dịch chê bai vợ mình. Hai vợ chồng đã đổi vai cho nhau: người vợ hằng ngày sẽ đến cơ quan làm việc kiếm tiền nuôi cả gia đình còn chồng ở nhà cơm nước, chợ búa, con cái. Những tưởng việc đơn giản nhưng sau 7 ngày người chồng phải chịu thua và thông cảm cho vợ mình hơn. Tuy người vợ làm những việc nhỏ nhặt không tên nhưng lại góp phần vun vén cho hạnh phúc gia đình giúp chồng yên tâm công tác. Bộ phim như gửi lời thông điệp tới các cặp vợ chồng: luôn phải san sẻ, yêu thương, chăm sóc và thông cảm cho nhau.
Chuyện nhà Mộc
Chuyện nhà Mộc là bộ phim tâm lý tình cảm vô cùng xuất sắc của đạo diễn Trần Lực ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 1998. Bộ phim có sự tham gia của NSUT Hải Điệp trong vai ông Mộc, vì thương con gái vất vả quyết tâm cho con gái lên thành phố luyện thi đại học để thoát khỏi cảnh làm nông khổ cực. Diễn viên Như Trang đảm nhiệm vai con gái ông Mộc – cô gái nông thôn quê mùa, ngây thơ, ham học, ám ảnh chuyện thi cử đến nỗi mê sảng. Diễn viên Xuân Bắc vào vai người yêu của Như Trang khi còn ở quê. Trong khi nhà ông Mộc khóc lóc thảm thiết vì tưởng con gái trượt đại học thì anh lại chạy khắp cả làng hét lên sung sướng khiến khán giả dở khóc dở cười. Bộ phim để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả về tình cảm cha con sâu nặng, tình người, tình làng nghĩa xóm mà ngày nay đã phai nhạt đi nhiều.
Cảnh sát hình sự
Cảnh sát hình sự là bộ phim truyền hình dài tập được sản xuất năm 1997 do trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam sáng lập và đạo diễn về đề tài phòng chống tội phạm. Phim thể hiện sự chiến đấu ngoan cường của lực lượng cảnh sát khi truy quét và phá vỡ những đường dây tội phạm ma túy, mại dâm lớn nhằm đem lại bình yên cho nhân dân. Tuy có những con sâu trong ngành cảnh sát nhưng cuối cùng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cảnh sát hình sự làm sống lại niềm tự hào của nhân dân cả nước đối với lực lượng cảnh sát và cũng làm nhân dân yên lòng vì họ luôn được bảo vệ và giúp đỡ khi cần. Bộ phim đã đạt được những giải thưởng danh giá: giải Cánh diều vàng năm 2006, Huy chương vàng thể loại phim truyền hình tại Liên hoan phim truyền hình năm 2006, Giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo năm 2008.
Hoa cỏ may
Hoa cỏ may là bộ phim của đạo diễn Lê Trọng Ninh ra mắt năm 2001 đã tạo được những thành công nhất định.
Phim có 2 phần chính: phần 1 nói về cuộc gặp gỡ của 7 cô cậu nhóc Na, Hương, Hùng, Thái, Thủy, Bình, Tiến ở nhiều miền quê khác nhau đều tụ họp tại Hà Nội nên họ quyết định thành lập nhóm “Hà Nội tụ nghĩa”. Phần 2 là cuộc sống của họ sau khi đã trưởng thành với nhiều vấn đề, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống, không còn tự do thoải mái khi còn là trẻ con và đang có dự án ra mắt tiếp phần 3. Những chi tiết xoay quanh tình bạn, tình yêu của bộ phim đã chinh phục được không biết bao nhiêu khán giả.
Có thể bạn thích: