Tâm lý học tội phạm vốn là một chủ đề không hề dễ tiếp cận đối với những người không có chuyên môn. Nhưng bằng sức mạnh tiềm tàng của mình, bộ môn nghệ thuật thứ 7 có thể tạo ra những tác phẩm điện ảnh có sức cuốn hút và đưa người xem tới gần hơn với bộ não và bản ngã ác hiểm luôn tồn tại với con người. Hãy cùng TopChuan điểm qua 10 bộ phim tâm lý học tội phạm kinh điển nhé!
Batman: The Dark Knight
Nhắc tới cái tên Christopher Nolan ngoài Inception, Interstellar và Memento thì người ta không thể bỏ quên series phim Batman gồm ba phần do ông đạo diễn. Và phần thứ hai của series, Batman: The Dark Knight là một điển hình, một bộ phim đã thổi một làn gió mới vào trào lưu phim siêu anh hùng từ thời kỳ bấy giờ cho tới nay.
Ngoài việc đề cao những giá trị cao quý của con người như sự nghĩa hiệp, xả thân vì cộng đồng và ý chí vượt qua nỗi sợ thông qua hình ảnh người anh hùng Batman của thành phố Gotham. Nolan còn vẽ ra những bản ngã hỗn loạn, ác hiểm và xấu xa trong mỗi chúng ta qua hình ảnh tên hề Joker, 1 cánh tay tội phạm không có khao khát gì hơn ngoài việc “nhìn cả thế giới này chìm trong biển lửa” với tràng cười điên dại của hắn. Ngoài ra bộ phim còn đặt ra một câu hỏi nhức nhối: “Liệu người tốt có đủ mạnh mẽ để giữ chặt ý chí của mình trước khi họ trở thành một kẻ xấu?” qua nhân vật Harvey Dent, một công tố viên chính trực đã bị Joker hãm hại và đồng hóa trở thành tên tội phạm Two Face tàn bạo.
Misery
Misery là một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, bộ phim đã mang về cho diễn viên Kathy Bates giải thưởng Oscar về Nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn phản diện Annie Wilkes.
Misery xoay quanh nhân vật chính Paul Sheldon, một nhà văn có tiếng trên văn đàn với tác phẩm Misery, đang trên đường đi qua hẻm núi Silver Creek thì gặp tai nạn do va chạm với một vụ lở tuyết. May mắn thay Paul được cứu sống bởi Annie Wilkes, một nữ y tá sống khép kín ở khu rừng núi hoang vu nơi Paul gặp tai nạn. Sau khi tỉnh dậy khỏi cơn mê man, nhà văn thể hiện lòng biết ơn đối với Annie và chợt nhận ra cô y tá này đã đọc bản thảo về tác phẩm ông định tiến hành viết sau Misery.
Bộ phim đã lột tả được sự điên cuồng trong lòng hâm mộ vô bờ bến của Annie đối với văn học của Paul, đến mức cô ta sử dụng mọi thủ đoạn, thậm chí là làm tổn thương thần tượng của mình để bảo vệ sự tồn tại của tác phẩm Misery.
Shutter Island
Shutter Island là một một bộ phim có nội dung được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dennis Lehane. Với sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội Leonardo DiCaprio, Mark Ruffalo, Ben Kingsley, cùng với đó là một nền tảng ý tưởng thú vị, Shutter Island thực sự có khả năng mê hoặc, làm tò mò và thậm chí mang đến cảm giác hoang mang cho người xem.
Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của thanh tra Dennis Lehane cùng cộng sự của mình là Chuck tới Shutter Island – một hòn đảo được thiết kế nhằm xây dựng các cơ sở y tế để điều trị tội phạm tâm thần. Dennis và Chuck có nhiệm vụ phải điều tra vụ mất tích của Rachel Solando, một bệnh nhân có tiền sử sát hại ba đứa con của chính mình. Ngay từ khi bước chân lên hòn đảo lạnh lẽo và cô lập, Dennis đã nhận ra một điều gì đó rất quen thuộc trong cảnh vật và sự ác hiểm đang dần nổi lên.
Xuyên suốt bộ phim, nhân vật chính Dennis ngoài việc tìm kiếm Solando cũng phải giải mã những góc khuất của Shutter Island và ký ức của mình. Hòn đảo này được xây dựng thực sự với mục đích gì và có phải Dennis đã từng đặt chân lên đây trước đó hay không? Xoay quanh câu hỏi này, bộ phim mang đến cho người xem những giây phút nghẹt thở thông qua việc lột tả góc nhìn đầy tang thương của những bệnh nhân tại Shutter Island – những kẻ đã phạm sai lầm để rồi nhân tính của họ bị cả xã hội ruồng bỏ và đẩy vào đường cùng.
Pulp Fiction
Bộ phim là tác phẩm thứ hai của đạo diễn Quantin Tarantino và cũng chính là bệ phóng để cái tên của ông nổi danh trong lịch sử điện ảnh Hollywood cũng như đánh bóng tên tuổi của các diễn viên John Travolta, Bruce Willis, Uma Thurman và Samuel L. Jackson. Không phải ngẫu nhiên mà Pulp Fiction trở thành một tượng đài điện ảnh mà đến nay nhiều kênh thông tin vẫn phải đánh giá cao.
Trước hết, cách biên kịch bộ phim thành nhiều câu chuyện rời rạc để rồi lắp ghép lại thành một thể thống nhất hoàn chỉnh thực sự sẽ khiến người xem phải theo dõi từng thước phim vì sự kích thích tư duy. Thứ hai chính là thần thái và những đoạn thoại hài hước nhưng cũng rất thông minh của các nhân vật trong phim, từ đó thể hiện được lối sống phóng khoáng, buông bỏ thực tại, vô tâm với hành động của mình mà bộ phim khéo léo phê bình. Và cuối cùng là những khoảnh khắc mang đầy tính hình tượng của bộ phim, như cảnh đối thoại giữa Mia và Vincent, cảnh Jules và Vincent bị cướp tại quán cafe sau khi Jules quyết định rửa tay gác kiếm, cảnh Butch liều mình quay lại căn hộ của mình để tìm kiếm chiếc đồng hồ kỷ vật của cha mình. Tất cả trở thành nguyên liệu cho món ăn thượng hạng mang tên Pulp Fiction mà chỉ khi ăn bạn mới cảm nhận được hương vị.
The Shining
The Shining là một bộ phim tâm lý được đạo diễn bởi Stanley Kubrick, biên kịch lại bởi Diane Johnson từ tiểu thuyết của Stephen King với sự tham gia của các diễn viên Jack Nicholson, Shelley Duvall, Danny Lloyd và Scatman Crothers. Ban đầu, The Shining thực sự bị các nhà phê bình ghẻ lạnh với những đánh giá không quá tích cực, chỉ đến những thập niên sau đó bộ phim mới nhận được những nhận định xứng đáng với tầm với của mình.
Câu chuyện xoay quanh Jack Torrance, một nhà văn mới nhận vai trò trông nom vào mùa đông của khách sạn Overlook – nơi từng được coi là vùng đất linh thiêng của người da đỏ. Overlook vào mùa đông là một nơi khép kín và biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, ngoài ra nơi đây còn được biết đến với những sự kiện kỳ quái và huyền bí như việc Grady – người tiền nhiệm của Jack đã giết chết cả gia đình của mình tại chính trong khách sạn này. Ngoài ra, con trai của Jack là Danny cũng bắt đầu kể về những người bạn kỳ lạ mà cậu gặp được tại ngôi nhà mới của mình.
Lấy sự cô lập, đạo diễn Stanley Kubrick dường như muốn diễn tả một hình ảnh chân thực về mối liên hệ xã hội của con người. Con người là một thể gắn kết của cộng đồng và nếu khả năng hòa nhập bị hạn chế thì bản thân con người sẽ không thể giữ vững được sự minh mẫn của mình nữa.
Fight Club
Fight Club là bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Chuck Palahniuk, với sự tham gia diễn xuất của Brad Pitt và Edward Norton và đạo diễn bởi David Fincher – một cái tên nổi bật với những tác phẩm như Se7en, Gone Girl,…
Fight Club xoay quanh một chàng trai trẻ hành nghề thanh tra bảo hiểm, hằng ngày ngồi trong văn phòng cũng như xử lý các vụ tai nạn có dính tới vấn đề đền bù. Công việc thuận lợi mang lại cho anh ta một mức sống ổn định và một căn nhà đầy đủ tiện nghi, nhưng đồng thời cũng khiến cho anh chán nản vì cuộc sống quá solo điệu và cô độc. Chính điều này đã khiến cho anh mắc chứng mất ngủ và thường xuyên phải tới các trung tâm hỗ trợ để tìm kiếm một ai đó để trải lòng. Tuy nhiên cuộc đời anh đảo lộn hoàn toàn sau khi gặp hai nhân vật Marla Singer và Tyler Durden.
Bằng những cảnh quay đầy sức trào phúng của mình, Fight Club như một cú đấm thẳng vào những thực trạng của xã hội hiện nay. Con người ngày càng bị lệ thuộc vào những giá trị vật chất và những điều phù phiếm, cũng như cuộc sống của anh chàng thanh tra, đầy đủ nhưng cũng vô nghĩa. Bộ phim mang những chất cá tính riêng với những đối thoại hài hước có chiều sâu và diễn biến tâm lý nhân vật phức tạp do, ngoài ra nội dung được khai triển chắc chắn với chủ đề chính được lột tả qua lời thoại của nhân vật Tyler Durden: “Mày chỉ thực sự tự do sau khi đã vứt bỏ tất cả lại đằng sau!”
Memento
Memento là bộ phim thứ hai trong sự nghiệp điện ảnh của đạo diễn tài năng Christopher Nolan, bộ phim cũng khai thác phương thức quay các cảnh quay diễn tả các sự kiện rời rạc rồi thống nhất tất cả lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Điều này đã giúp Nolan diễn đạt thành công tâm lý của nhân chính trong phim là Sammy Jankis, một người mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn sau một vụ tấn công tại căn hộ của anh và vợ mình. Với tình trạng tâm thần gần như không thể hòa nhập được của mình, Sammy vẫn quyết định lùng ra bằng được kẻ đã ra tay sát hại anh và người vợ quá cố.
Mặc dù không đạt được những giải thưởng lớn nhưng Memento nhận được những phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình, thậm chí bộ phim còn được coi như 1 trong các những bộ phim thành công nhất mọi thời đại. Tất cả là nhờ sự sáng tạo trong lối sáng tạo trong cách dẫn chuyện: một câu chuyện trắng và đen chiếu bình thường và một câu chuyện màu chiếu theo lối “giật ngược” từng đoạn theo ngược chiều thời gian. Hai câu chuyện “đụng nhau” tại cuối phim tạo ra một câu chuyện thống nhất. Cũng như đặt ra một giả thuyết về khả năng sống và hòa nhập của những người mắc những chứng bệnh tâm thần.
Watchmen
Một bộ phim mang đề tài siêu hùng nhưng mang không khí nặng nề được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Alan Moore, Watchmen là một loại mặt hàng thành công đến từ đạo diễn Zack Snyder vốn nổi tiếng với các bộ phim mang tông màu u tối của mình.
Bộ phim mang lại những tư tưởng qua từng nhân vật, một Comedian luôn coi pha trò và coi thường sự kiểm soát của chính phủ, một Roasach hoài nghi vào tất cả, Nite Owl lạc quan tin tưởng vào sự thay đổi, Dr Mahatthan cô độc với sức mạnh tối thượng của mình. Ngoài ra Watchmen còn đả động tới hàng loạt các vấn đề chính trị như hệ tư tưởng tự do của Mỹ và cái cách nó tạo ra đám tội phạm ngoài đường phố để những người anh hùng dọn dẹp, và việc những siêu anh hùng như Dr Mahatthan bị lợi dụng như một thứ vũ khí quân sự lẫn chính trị để uy hiếp các phe đối lập, cũng như những câu hỏi về hòa bình đích thực mà những người siêu anh hùng có thể tạo ra.
Có thể bạn thích: