Vệ sinh mũi là điều mẹ cần lưu ý thực hiện cho bé hằng ngày và đặc biệt là trong thời gian bé đang có dấu hiệu hoặc đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết rửa mũi đúng cách cho trẻ. Việc xịt rửa mũi nếu không được thực hiện đúng sẽ có thể dẫn đến bé bị sặc hoặc gặp các bệnh khác như ù tai, đau tai, hay nặng hơn là viêm tai giữa…
Dưới đây là cách rửa mũi an toàn cho bé theo những hướng dẫn cẩn thận của bác sỹ để giúp mẹ không bỡ ngỡ và có thể vệ sinh mũi cho bé hiệu quả mà không kéo theo các bệnh khác.
1. Cách xịt rửa mũi đúng cách cho bé
Giai đoạn chuẩn bị:
- Trước khi mẹ xịt rửa mũi cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết cho toàn bộ quá trình vệ sinh, gồm có: bình xịt muối biển sâu Fysoline, khăn mềm.
- Người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện vệ sinh cho bé.
- Xịt thử để kiểm tra bình xịt, đảm bảo bình xịt vẫn hoạt động bình thường.
Giai đoạn thực hiện:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu sang một bên
- Bước 2: Đưa đầu xịt vào cửa mũi, ấn vòi xịt 2-3 lần. Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong vòng 2-3 giây.
- Bước 3: Cho dịch thừa chảy ra ngoài, để bé xì mũi rồi lấy khăn mềm thấm sạch, thấm nhẹ nhàng.
- Bước 4: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
- Bước 5: Mẹ lau sạch vòi xịt bằng khăn mềm, chú ý bảo quản bình xịt nơi thoáng mát.
Để xem chi tiết từng bước thực hiện, mẹ có thể ghé xem video Chuyên gia hướng dẫn thao tác xịt rửa mũi đúng cách cho bé.
2. Rửa mũi đúng cách cho trẻ bằng ống nước muối sinh lý đơn liều
Dung dịch nước muối sinh lý đơn liều là nước muối sinh lý đẳng trương với dịch cơ thể, không gây kích ứng niêm mạc mũi. Hơn nữa, ống đơn liều đủ cho một lần sử dụng, hạn chế việc nhiễm chéo qua các lần sử dụng khác nhau. Ống nước muối sinh lý đơn liều Fysoline có đầu ống bo tròn, nhẵn không gây tổn thương cho trẻ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
Các bước thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Rửa tay sạch sẽ
- Chuẩn bị gạc, tăm bông sạch, khăn mềm, ống nước muối nhỏ mũi Fysoline Hồng. Dụng cụ hút mũi bằng cao su/nhựa an toàn.
Bước 2: Làm sạch mũi trẻ
Nếu trẻ bị viêm mũi, có nhiều dịch nhầy trong mũi mẹ hãy loại bỏ các thành phần này trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.
Lưu ý: Mẹ dùng 2 chiếc gạc khác nhau lau sạch mỗi bên mũi để tránh nhiễm chéo.
Bước 3: Vệ sinh mũi
- Nhỏ nước muối sinh lý: Sử dụng ống nước muối sinh lý đơn liều Fysoline Hồng đã chuẩn bị ở trên sau đó cho trẻ nằm ngang, đầu nghiêng về một bên.
- Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào một bên mũi kết hợp bóp nhẹ cho dịch bên trong thoát ra. Mỗi lần nhỏ khoảng 2-3 giọt/ bên.
- Kích thích mũi để kéo dịch nhầy ra ngoài bằng cách để đầu bé cố định một bên và dùng tay bóp nhẹ 5-6 nhịp ở hai cánh mũi. Lúc náy áp lực được tạo ra trong hốc mũi sẽ kéo theo dịch nhầy ra phía ngoài, sau đó chỉ cần lau bằng khăn sạch.
- Hoặc mẹ có thể sử dụng bông sâu kèn đã tẩm nước muối sinh lý để lấy hỉ mũi/ dị vật ra ngoài. Ở bước này nếu cần thiết có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để có hiệu quả hút mũi tối đa.
Bước 4: Vệ sinh lại nếu cần
Nếu trong trường hợp đã thực hiện các bước trên mà mẹ cảm thấy dịch mũi của trẻ vẫn đặc quánh không hết thì hãy thực hiện lại các bước từ 1 đến 3 để giúp mũi bé được dễ chịu, thoải mái hơn.
Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh: Chỉ rửa mũi trong trường hợp cần thiết không nên lạm dụng quá nhiều. Có thể rửa mũi cho bé từ 6-8 lần/ ngày khi bé bị viêm mũi, dịch mũi có màu xanh hoặc vàng, nhưng mỗi lần thao táo cần nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ.
3. Rửa mũi bằng cách hút dãi, đờm ở miệng và họng bé
Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm, dãi ở miệng và họng bé thường được thực hiện bởi các nhân viên y tê trong các trường hợp như:
- Chất nhầy bám chắc, đặc và quánh dính mà không loại bỏ được bằng ống hút, máy hút hay xi-lanh
- Chất nhầy làm cản trở âm thanh của trẻ hoặc trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn.
Cách tiến hành:
- Bác sĩ sẽ đổ dung dịch nước rửa mũi/ họng và cốc.
- Dùng ống nối để lấy dịch vào thiết bị hút, sau đó bật công tắc để giữ nước lại.
- Rồi từ từ luồn ống và đổ vào một bên mũi trẻ kết hợp bật công tắc để dịch chảy ra hốc mũi xuống họng làm cho loãng dịch.
- Cuối cùng hút đờm dãi, rút ống và vệ sinh ống.
Bác sĩ có thể thực hiện nhiều lần đến khi đường thở của trẻ được thông thoáng.
Xem chi tiết bài viết tại nguồn: https://fysoline.vn/ve-sinh-mat-mui/huong-dan-me-cach-xit-rua-mui-cho-tre-chuan-chuyen-gia.html
Có thể bạn thích: