Các bệnh ung thư thường gặp, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách phòng chống. Cùng TopChuan.Com theo dõi bài viết dưới đây để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh mà trong đó các tế bào ác tính phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong buồng trứng, bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, nhất là có nguy cơ gây tử vong cao thứ 3 trong các loại ung thư thư thường gặp.
Nguyên nhân gây bệnh: Ung thư buồng trứng tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh như: Di truyền, phụ nữ không sinh con và có tiền sử ung thư vú, mang thai muộn, kinh nguyệt xuất hiện sớm, mãn kinh muộn, lạc nội mạc tử cung,…
Dấu hiệu: Đau bất thường ở vùng xương chậu, táo bón dài ngày, đau và ra máu khi quan hệ tình dục, rối loạn kinh nguyệt, đi tiểu thường xuyên, đầy hơi, chán ăn,…
Cách phòng chống: Ăn uống điều độ. Cần hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng, ăn nhiều như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose, kéo dài thời gian cho con bú, khám sức khỏe định kì, chú ý trong việc sử dụng các thuốc chứa hormon,…
Ung thư đại thực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong thứ 2, sau ung thư phổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn phụ nữ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, trên 50 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu phát hiện sớm bệnh vẫn có thể chữa khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh: Đến hiện tại thì vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết được nó có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống của chúng ta.
Dấu hiệu: chán ăn, khó tiêu, những thay đổi bất thường khi đại tiện như táo bón, đi ngoài ra máu,… sụt cân bất thường, co thắt dạ dày, đau bụng dai dẳng, phát hiện có khối u ở phần thực tràng, đại tràng, bụng chướng, có ợ hơi,
Cách phòng chống: Ăn uống bổ dưỡng, vận động và kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, ăn nhiều trái cây và rau củ, hạn chế thịt chế biến sẵn và thịt đỏ; ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế, hạn chế thức ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật, tập thể dục thường xuyên,…
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính, có tốc độ phát triển nhanh và cực kì nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, là một trong 10 dạng ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam và đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ.
Nguyên nhân gây bệnh: Bị nhiễm virus EBV hoặc HPV, thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hóa chất, ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, do di truyền, do tuổi tác
Dấu hiệu: Ung thư vòm họng là căn bệnh phát triển âm thầm hầu như không để lại triệu chứng gì đáng kể. Ở những giai đoạn đầu, bệnh có các triệu chứng như đau đầu âm ỉ từng cơn, ù tai một bên, ngạt mũi một bên, nổi hạch ở cổ.. Ở những giai đoạn sau, các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, dẫn đến khối u to hơn, đau đầu dữ dội, thính giác và thị giác kém rõ rệt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt, chảy mủ mũi có thể kèm theo máu, bước vào giai đoạn cuối, bệnh lúc này sẽ xâm lấn xuống vùng mũi – họng, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù,… Ung thư vòm mũi họng di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương cho thấy bệnh đã di căn. Khi bệnh đã di căn là báo hiệu bạn đã vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư và khi này khó có thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn.
Cách phòng chống: không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn, hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều muối, không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây tổn thương hầu họng.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay.
Nguyên nhân gây bệnh: Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc, ô nhiễm môi trường, hóa chất, hoặc do hít phải khí radon, các bệnh mãn tính ở phổi và các yếu tố bên trong cơ thể.
Dấu hiệu: Ở những giai đoạn đầu, bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng, chỉ có một số biểu hiện: ho dai dẳng, đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu, thở khò khè hoặc khó thở, ho có đờm hoặc máu, mệt mỏi. Ở những giai đoạn sau bệnh lan ra các bộ phận ở ngực gây đau dữ dội, khàn giọng, mặt bị phù, cổ bạnh ra, thở nhanh và tràn dịch phổi.
Cách phòng chống: Không hút thuốc, tránh các nơi có khói thuốc và môi trường bị ô nhiễm, nếu phải làm việc trong một môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn, khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm, kiểm tra mức radon trong nhà,…
Ung thư máu
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là bệnh ác tính. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh: Hiện tại thì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng tuy nhiên điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ,…
Dấu hiệu: Đau bụng, khó thở, dạ dày đau thường kết hợp đánh mất vị giác và sút cân, sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở hai bên bẹn, ngực và cổ, đau xương ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng, sốt, đau đầu thường xuyên, nhiễm trùng thường xuyên, dễ bầm tím,…
Cách phòng chống: bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ, nếu làm việc trong môi trường độc hại cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày hãy chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, không gây hại cho cơ thể.
Ung thư gan
Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân gây bệnh: Người bị nhiễm virus viêm gan B, C, người mắc bệnh béo phì, hút nhiều thuốc, uống nhiều bia rượu, phơi nhiễm hóa chất, tiền sử gia đình…
Dấu hiệu: Giai đoạn đầu, bệnh có các triệu chứng như: vàng da, rối loạn tiêu hóa nhẹ, cảm thấy đau hoặc tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể, mệt mỏi, đôi khi sốt nhẹ nhưng tự khỏi, cơ thể giảm cân từ 1 – 2 kg mỗi tháng, sờ thấy khối u vùng hạ sườn phải. Giai đoạn sau bệnh sẽ có các triệu chứng nặng hơn như: đau tức hoặc như dao đâm vùng gan, nôn nhiều, đau bụng cùng với gan nở rộng…
Cách phòng chống: Giảm gánh nặng cho gan như sử dụng thực phẩm tươi sạch, không hút thuốc, uống rượu bia, giữ môi trường trong lành. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể như: tiêm phòng viêm gan B, C…
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa.
Nguyên nhân gây bệnh: Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này như: Nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn nhiều rau củ muối chua cay, cá khô mặn, ăn quá nhiều muối trong khẩu phần hàng ngày, thịt hun khói, có tiền sử mổ dạ dày, loét dạ dày, nhiễm phóng xạ, do di truyền trong gia đình,…
Dấu hiệu: Các triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ và không rõ ràng như: Bị viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt ở thể teo, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, ợ hơi, buồn nôn, sút cân nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, sốt dai dẳng, đại tiện ra phân đen. Ở giai đoạn muộn có thể sờ thấy khối u ở vùng thượng vị.
Cách phòng chống: Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh thay vì muối, ăn nhiều trái cây và rau, không hút thuốc lá, hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và cần nội soi dạ dày thường xuyên nếu từng bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh về phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, sau ung thư vú. Bệnh để lại nhiều hậu quả đau đớn như vô sinh, nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh: Lây nhiễm vi-rút HPV, quan hệ tình dục quá sớm, sinh con trước 17 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, và do yếu tố di truyền.
Dấu hiệu: Ở giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ rệt, chỉ tới khi các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ, các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như: chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi giao hợp, đau phù chân, đau vùng chậu,…
Cách phòng chống: tiêm phòng vắc-xin HPV, đến hiện tại thì đây vẫn là cách hữu hiệu nhất, giúp phòng tránh 99% nguy cơ gây bệnh, ăn uống lành mạnh, không quan hệ tình dục quá sớm, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong thời gian hành kinh và khi quan hệ tình dục.
Ung thư vú.
Ung thư vú là căn bệnh khá phổ biến, gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ở phụ nữ hiện nay.
Nguyên nhân gây bệnh: Di truyền trong gia đình, các yếu tố nội tiết tố như có kinh sớm, mãn kinh muộn, không sinh con, sinh con muộn, cho con bú dưới 6 tháng hoặc không cho con bú, hoặc do những di chứng để lại ở những người đã từng mắc các bệnh ở vú.
Dấu hiệu: Ban đầu không có biểu hiện cụ thể, ở một số người sẽ thấy có vật cứng không đau trên ngực. Ở những giai đoạn tiếp theo sẽ có những biểu hiện rõ rệt như: Núm vú bị loét, rỉ dịch, bị co kéo tụt vào trong, sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách, da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia, đau vú một hay nhiều nơi.
Cách phòng chống: Hạn chế thực phẩm nấu quá kỹ, các món ăn quá nhiều dầu, quá ngọt, các chất kích thích. Bổ sung axit béo omega 3, rau xanh và hoa quả như: xà lách, rau cải, tỏi,… và kết hợp các sản phẩm chức năng theo lời khuyên của bác sĩ.
Có thể bạn thích: