Tết là dịp mà mọi người gặp gỡ và sum vầy bên mâm cơm. Các món ăn ngày Tết đầy đủ chủng loại, thức nào cũng sang, đĩa nào cũng đầy. Tuy nhiên làm sao để ăn Tết ngon mà không bị ngán? Hãy tìm hiểu một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thưởng ngoạn tết rất ngon và hài hòa.
Ăn nổi bật vị giác
Khi ăn uống bạn nên chú ý đến vị của các món ăn, bạn nên ăn từ các món ăn nhẹ đến các món ăn mạnh, từ món ăn thanh đến món ăn đậm. Nếu bạn làm ngược lại vị giác của bạn sẽ bị xóa nhòa và bạn sẽ không cảm nhận được vị ngon của món ăn. Ví dụ như bạn nên ăn bánh chưng rồi mới ăn cơm nóng, bạn ăn salad rồi mới ăn đến món xào,ăn giò chả thái rồi mới ăn đến thịt luộc, hấp hay chiên. Với việc ăn như vậy bạn sẽ cảm nhận được hoàn toàn vị ngon của các món ăn.
Kết hợp đúng thực phẩm
Ngày Tết mọi người thường mua rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, nếu kết hợp không đúng sẽ tạo nên các món ăn không hợp nhau dễ dẫn đến tiêu chảy. Bạn hãy kết hợp món ăn theo công thức như đồ béo ăn với đồ chua (bánh chưng ăn với dưa hành, thịt mỡ ăn với dưa bẹ); thức ăn nhiều đạm kết hợp với đồ cay (thịt gà chấm muối tiêu); đồ ăn lạnh kết hợp với đồ ấm nóng (canh thịt ăn với gừng), bạn sẽ cảm thấy không bị ngán. Một lưu ý nữa là bạn không nên ăn các loại hàn, lạnh, nguội với nhau vì nó làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch tiêu hóa.
Chỉ nên vừa đủ
Ăn như thế nào là vừa đủ? Khi bạn ăn đủ là khi bạn cảm thấy bụng đủ chặt, khi bạn cảm thấy còn ăn được nhưng vẫn nên dừng lại, vẫn hơi thòm thèm. Đối với một bữa ăn ngày Tết, bạn chỉ nên ăn khoảng 1/6 cái bánh chưng hoặc 1/6 đĩa xôi. Trong trường hợp bạn thích ăn một bát cơm thì không nên ăn tiếp một bát miến nữa vì mỗi thứ bạn chỉ cần ăn một nửa là đủ chất bột rồi. Bạn chỉ nên ăn mỗi món 1 – 2 lần nếu trên mâm cỗ Tết có khoảng 4 – 5 món; còn nếu mâm cỗ có khoảng 2 – 3 món thì bạn sẽ ăn mỗi món khoảng 2 – 3 lần (tương đương với 2 – 3 thìa). Tuy nhiên, bạn nhớ ăn rau củ quả thì bữa ăn của bạn sẽ bớt ngán và thanh hơn.
Ăn hài hòa
Trong bữa ăn nói chung và bữa ăn ngày Tết nói riêng, bạn nên ăn đủ nhóm thực phẩm, không nên chỉ ăn mỗi thịt cá mà phải ăn cả rau củ nữa. Các loại rau củ bạn cũng không nên xào vì nó làm mất đi tính thanh đạm của rau củ. Bạn có thể chế biến rau củ bằng cách luộc, muối, nộm, tái hoặc ăn sống. Bạn có thể luộc các loại rau như su su, bắp cải, ngọn bí, su hào; muối dưa cải bẹ, muối hành; làm nộm bắp cải, nộm su hào, dưa chuột góp; hành tái, cải cúc tái, cải thảo tái hoặc bạn có thể ăn cà chua sống, dưa chuột sống, rau thơm sống.
Ăn đúng thứ tự
Món khai vị trong bữa ăn ngày Tết có thể là 1 chút rượu vang, một số món ăn nhẹ. Nếu bạn muốn ăn nóng thì súp là 1 gợi ý tuyệt vời, còn bạn muốn ăn nguội thì bạn có thể ăn salad hoặc giò thái lát mỏng.
Món chính trong bữa ăn ngày Tết cần được ăn nóng có đủ vị như cơm, thịt đông, gà chiên, bánh chưng, các món xào.
Món tráng miệng bạn nên tránh ăn đồ quá chua hoặc quá cay vì dư vị bữa ăn sẽ tồn lưu rất lâu khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn hãy ăn nhẹ các món ăn trung hòa hoặc hơi thiên về ngọt.
Có thể bạn thích: