Nam Bộ là vùng đất hình thành nhờ sự du nhập và pha trộn. Trải qua nhiều năm tháng, bên cạnh những tập tục quen thuộc, người dân Nam Bộ cũng có những tập quán ẩm thực riêng. Điều đó thể hiện qua những món ăn không thể thiếu vào những ngày Tết của người dân Nam Bộ.
KHỔ QUA HẦM
Món khổ qua hầm hay còn gọi là khổ qua nhồi thịt luôn được các mẹ nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết Cổ Truyền. Món ăn mang ý nghĩa cho cái “Khổ” đi qua. Đây cũng là món ăn giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày Tết khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.
THỊT KHO TÀU
Thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho nước dừa, thịt kho hột vịt được coi là món ăn truyền thống số 1 của người dân Nam Bộ. Ngày giáp Tết người dân thường chuẩn bị một nồi to thịt kho hột vit, món ăn được dùng để dâng cúng lên tổ tiên cũng như là món ăn hằng ngày trong những ngày Tết. Thịt kho tàu thường ăn kèm với dưa giá, thịt kho đậm vị nước dừa ăn kèm với dưa giá để tránh độ ngáy của thịt.
BÁNH TÉT
Nếu ngày Tết ở miền Trung, người dân ưa chuộng sự giản dị của bánh chưng thì ngược lại miền Nam lại đa dạng và cải tiến hơn nhiều với món bánh tét. Bánh tét miền Nam có 2 loại chính là nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài đậu và thịt, nhiều gia đình gói bánh tét với trứng muối, lạp xưởng cho ra nhiều vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân đậu đỏ, đậu xanh, chuối.
DƯA MÓN
Trong những ngày Tết, trên mâm cỗ cũng như trên bàn ăn không thể nào không có món dưa cải, dưa kiệu… Món dưa này được làm từ các loại rau củ (cà rốt, cải, giá, củ kiệu…), được muối mặn ngọt trong nước mắm đường hoặc giấm đường qua nhiều ngày. Món dưa thường dùng để ăn kèm với thịt để giảm độ ngấy.
LẠP XƯỞNG
Lạp xưởng là món ăn phổ biến trong ngày Tết ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng để ăn cũng như đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam Bộ. Có rất nhiều loại lạp xưởng: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc… Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu. Đó là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ.
Có thể bạn thích: